Tác động Biểu tình Thái Bình 1997

Biểu tình tiếp giáp Thái Bình

Người dân xóm 17–18 xã Giao An khiếu kiện vào tháng 5 năm 1998, sau đó khiếu kiện lan rộng ra toàn huyện Giao Thủy thuộc Nam Định với 19/22 xã tính đến tháng 12 năm 2001. Các khiếu kiện tập trung vào những sai phạm thu chi ngân sách xã, cấp phép mua bán đất đai trái thẩm quyền, lạm thu thuế nông nghiệp, sai phạm trong thực hiện chính sách xã hội. Người khiếu kiện gồm nhóm công chứcĐảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hưu trí, cựu chiến binh – thương binh. Biểu tình phản đối chủ yếu xảy ra tại các xã Hồng Thuận, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hà, Giao Thịnh với giai đoạn cao điểm lên đến 400–500 người. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính quyền địa phương xem nhẹ dân chủ, buông lỏng quản lý đất đai – giám sát thu chi ngân sách, sai phạm kéo dài và thiếu kỷ luật, lạm thu quá sức đóng góp của người dân, tình hình Thái Bình ảnh hưởng đến huyện giáp ranh Giao Thủy.[65] Do huyện Phù Cừ thuộc Hưng Yên giáp ranh địa giới hành chính với Thái Bình và xuất hiện nhiều tiêu cực — tranh giành quyền lực nội bộ, người dân khiếu kiện kéo dài — tình hình Phù Cừ chịu ảnh hưởng từ "Sự kiện Thái Bình" trong giai đoạn 1997–2000. Xã Phan Sào Namthị trấn Trần Cao thuộc Phù Cừ xuất hiện sai phạm trong giai đoạn 2000–2003, một số công chức chủ chốt địa phương bị kỷ luật.[66] Biểu tình đã nổ ra tại một số khu vực thuộc Nam Định, Hà Nam và ngoại thành Hà Nội vào năm 1998.[50]

Biểu tình Đồng Nai

Ngày 7 tháng 11 năm 1997 tại Đồng Nai, hơn 2.000 người dân biểu tình cáo buộc công chức địa phương tham nhũng và tịch thu đất đai,[67][68][69] một nhóm phụ nữ đã phản đối bằng cách khỏa thân, đa phần người biểu tình theo Giáo hội Công giáo Rôma và đều gốc Thái Bình do Cuộc di cư Việt Nam trong thập niên 1950.[67] Biểu tình kéo dài trong ba ngày, khởi phát tại giáo phận Xuân Lộc thuộc xã Trà Cổ ở huyện Thống Nhất do chính quyền địa phương tịch thu đất nhà thờ Công giáo.[lower-alpha 8] Hàng trăm người dân chặn đường quốc lộ 1A, cảnh sát được điều động đến trấn áp, một số người dân và cảnh sát bị thương nặng. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Phạm Thế Duyệt được cử đến đối thoại. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết biểu tình phức tạp hơn Thái Bình do cộng đồng Công giáo miền Nam coi trọng nhà thờ hơn biểu tượng Nhà nước, xã Trà Cổ tập trung người Nùng — một sắc tộc di dân trong Cuộc di cư Việt Nam thập niên 1950, từng được quân đội Hoa Kỳ đào tạo trong Chiến tranh Việt Nam và tị nạn thuyền nhân Việt Nam — có trình độ học vấn thấp và tỷ lệ có việc làm thấp hơn người Việt.[25] Một báo cáo khác ước tính 10.000 người dân tham gia biểu tình, khoảng năm người bị thương, chính quyền địa phương nhờ giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật tác động nhằm tránh tình trạng bạo động. Bộ Ngoại giao vào ngày 12 tháng 11 thông cáo đây là một tranh chấp đất đai dân sự tại địa phương huyện Thống Nhất và không liên quan đến vấn đề tôn giáo.[70] Xe cảnh sát chống bạo động bị tấn công, một số cảnh sát bị thương do bị ném đá, tư gia của một số công chức địa phương bị phóng hỏa.[71]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Thái Bình 1997 http://101.53.8.174/hcmulaw/index.php?option=com_c... http://press-files.anu.edu.au/downloads/press/p266... //www.amazon.com/dp/1857431332 http://id.nii.ac.jp/1130/00002906/ http://tuanvietnam.net/2012-02-02-gs-nguyen-minh-t... //dx.doi.org/10.1177%2F186810341603500202 //dx.doi.org/10.14264%2Fuql.2015.392 //dx.doi.org/10.22004%2Fag.econ.23788 //dx.doi.org/10.22459%2FLCFPA.01.2014.15 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...